Lịch sử và ý nghĩa ngày 20.10 – ngày phụ nữ Việt Nam

Thứ tư - 12/10/2016 10:09
Thế giới đàn ông luôn thắc mắc tại sao người phụ nữ lại có nhiều ngày kỷ niệm trong 1 năm mà sao họ lại không có ngày kỉ niệm như người phụ nữ. Nhân dịp sắp đến ngày 20/10 chúng ta cùng nhìn lại lịch sử 20/10 để thấy được ý nghĩa và vai trò lớn lao của người phụ nữ đảm đang. Trên thế giới có ngày 8 tháng 3 dành cho phụ nữ còn Việt Nam ta có ngày 20 tháng 10, bạn đã hiểu hết lịch sử, ý nghĩa của ngày đó, cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử nhé!
Lịch sử và ý nghĩa ngày 20.10 – ngày phụ nữ Việt Nam

Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ ở Việt Nam, cũng như tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng.

Tại sao lại có ngày 20.10 ?

Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng. 

 

Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai…

Thời kỳ chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, không kể xiết những tấm gương phụ nữ dũng cảm, kiên trung.


Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:
Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ. 

 

Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu, dù chưa đủ 18 tuổi, nhưng đã dám quăng lựu đạn giết chết và làm bị thương 20 tên giặc. Không khai thác được gì từ người con gái ấy, giặc Pháp đã tử hình cô. Khi bị dẫn đi làm thủ tục trước khi hành quyết và trên pháp trường chị đã từ chối bịt mắt và giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng đến phút cuối cùng. Bọn giặc bắt cô quỳ xuống, cô nhìn thẳng vào chúng quát: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”.

 

 

 

Rồi Nguyễn Thị Minh Khai, sau những ngón đòn tra tấn tàn bạo, bà đã lấy máu mình viết lên cánh cửa phòng giam: “Dù đánh, dù treo, càng cương quyết/ Dù kềm, dù kẹp, chẳng sai lời/ Hy sinh phấn đấu vì nhiệm vụ/ Triệt để thực hành chết mới thôi”.

Những chiến sĩ cách mạng bình thường của nước Việt cũng kiên trung, gan dạ hơn bất kỳ dân tộc nào trên thế giới. Nữ du kích Trần Thị Khang, em gái nguyên Phó thủ tướng Trần Phương, khi bị giặc Pháp bắt, đã không khuất phục trước những trận đòn thù của chúng.

Nữ sinh là hoa khôi của trường làng vẫn cười vào mặt bọn xâm lược khi chúng nhẩn nha dùng kìm rút từng móng tay cô. Quá tức giận người nữ du kích kiên trung, mà bọn giặc bẩn thỉu đã dùng khúc gỗ nhọn chọc xuyên thủng cơ thể cô, treo lên cây và đánh đấm cho đến chết.

Dưới chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến, tầng lớp phụ nữ Việt bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất. Khát vọng giải phóng dân tộc cũng vì thế mà sôi sục trong tâm trí phụ nữ. 

 

Những ngày đầu chống Pháp, rất nhiều phụ nữ đã tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Thị Minh Khai, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế…

Các tổ chức như Công hội đỏ, Nông hội đỏ thu hút rất nhiều chị em phụ nữ tham gia. Tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội cũng có nhiều chị em là cán bộ cốt cán.

Thực ra, ngay từ năm 1927, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đã đứng ra họp mặt các chị em có cùng chí hướng cứu nước thành nhóm phụ nữ. Tuy nhiên, nhóm này hoạt động sơ khai, chưa có chính cương và điều lệ.

Dù vậy, hàng tháng nhóm này đều tổ chức các buổi hội thảo để tìm ra con đường giải phóng phụ nữ.

Năm 1930, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh lên cao. Có tới gần 13 ngàn phụ nữ tham gia cùng nhân dân đấu tranh, thành lập chính quyền. Cũng trong năm đó, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hàng ngàn phụ nữ ở Mỹ Tho.

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng ghi rõ: “Nam nữ bình quyền”. Đảng đã đề cao phụ nữ và coi phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng. Đảng đề ra nhiệm vụ phải giải phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp gắn liền với giải phóng phụ nữ.

Đảng cũng đặt nhiệm vụ quan trọng là phải thành lập tổ chức riêng để các tầng lớp phụ nữ tham gia hoạt động.

Chính vì thế, chỉ một thời gian ngắn sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, ngày 20-10-1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam cũng được thành lập. Đảng Cộng sản cũng coi đây là ngày tôn vinh chị em phụ nữ.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 20-10-1946, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập, mà tiền thân là Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam.


Vì vậy về sau quyết định lấy ngày 20/10 là ngày phụ nữ Việt Nam.

Tác giả bài viết: Sưu Tầm

Nguồn tin: Sưu Tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay37
  • Tháng hiện tại6,118
  • Tổng lượt truy cập390,986
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây